Áo hoodie, biểu tượng của thời trang đương đại, đã trải qua hành trình dài biến hóa từ trang phục cho người lao động và vận động viên đến item thời thượng được săn đón trên toàn thế giới. Chiếc áo nỉ trùm đầu này đã trở thành item yêu thích của nhiều ngôi sao nổi tiếng như Justin Bieber, Hailey Bieber hay Kendall Jenner từ trang phục sân bay đến các sự kiện đời thường.
Từ biểu tượng của văn hóa hip-hop và phong trào phản kháng xã hội những năm 1970-1980 đến sàn diễn thời trang cao cấp của Gucci hay Versace, áo hoodie liên tục tái định nghĩa mình qua nhiều thập kỷ. Nhờ sự thoải mái và vẻ ngoài bụi bậm, chiếc áo hoodie nhanh chóng chiếm được cảm tình của giới trẻ, đặc biệt là những người yêu thích thể hiện cá tính thông qua thời trang đường phố.
![](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/ao-hoodie-2.png)
Xem thêm: FASHION 101: Graphic Tee - Áo thun graphic
Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của chiếc áo hoodie này nhé!
Nguồn gốc của trang phục có mũ trùm đầu
Mũ trùm đầu đầu tiên được tìm thấy từ thế kỷ 13 trước Công nguyên. Những văn bản cổ đại của người Assyria đã đề cập đến hình thức che đầu này, cho thấy rằng nó có thể đã xuất hiện từ hơn 3000 năm trước. Thời kỳ đó, mũ trùm đầu không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn mang ý nghĩa tôn giáo và văn hóa, đặc biệt phổ biến trong nền văn minh cổ đại ở khu vực Vịnh Ba Tư.
Dần dần, mũ trùm đầu lan rộng từ Trung Đông sang châu Âu, đặc biệt lfa trong thời kỳ Trung Cổ. Trong tiếng Anh, từ "hood" có nguồn gốc từ tiếng Anh-Saxon “höd”, có liên hệ với từ "hat" (mũ). Ở châu Âu, loại mũ trùm đầu phổ biến nhất giai đoạn này là cowl, một loại áo choàng có mũ trùm gắn liền, được các tu sĩ Công giáo La Mã mặc.
![áo hoodie](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/ao-hoodie-2-1024x724.jpg)
Sự ra đời của áo nỉ trùm đầu (hoodie) hiện đại
Những năm 1930: Sự xuất hiện của áo hoodie
Dù mũ trùm đầu đã tồn tại từ rất lâu, chiếc áo hoodie hiện đại như chúng ta biết ngày nay chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Vào những năm 1930, thương hiệu Champion Products (trước đây là Công ty Dệt kim Knickerbocker) đã thiết kế chiếc áo nỉ trùm đầu đầu tiên. Ban đầu, Champion chuyên sản xuất đồ lót nhưng sau dó bắt đầu nghiên cứu các loại vải dày hơn để đáp ứng nhu cầu của những người lao động làm việc trong môi trường lạnh giá.
Một trong những cải tiến quan trọng nhất của họ là phát minh ra vải Reverse Weave, giúp giảm độ co rút khi giặt và gia tăng độ bền. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng bắt đầu khâu mũ trùm đầu vào áo nỉ và thêm túi lớn phía trước để tăng tính tiện lợi, giúp bảo vệ người lao động khỏi thời tiết khắc nghiệt.
Ngoài giới công nhân, các vận động viên cũng nhanh chóng nhận ra lợi ích của áo hoodie. Năm 1934, trường Đại học Michigan đã đặt hàng Champion sản xuất áo hoodie đầu tiên cho đội thể thao của họ. Các cầu thủ bóng đá, cầu thủ bóng bầu dục và vận động viên điền kinh mặc áo hoodie dày để giữ ấm khi ngồi bên lề sân trong những ngày thời tiết lạnh. Những chiếc áo này được gọi là "sideline hoodie" (áo hoodie bên lề sân).
![](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/ao-hoodie-14.jpg)
Xem thêm: FASHION 101: Quần joggers
Những năm 1960: Áo hoodie và sự phổ biến trong thể thao
Đến cuối thập niên 1960, áo hoodie đã trở thành trang phục quen thuộc trong giới thể thao. Sự thoải mái, ấm áp và linh hoạt của nó khiến nhiều vận động viên hàng đầu ưa chuộng. Một trong những khoảnh khắc đáng chú ý là vào năm 196, khi Muhammad Ali, huyền thoại quyền anh, được chụp ảnh trên đường phố London trong một chiếc áo hoodie trắng. Điều này đã giúp phong cách hoodie vượt ra khỏi biên giới nước Mỹ và lan rộng ra thế giới.
![áo hoodie](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/ao-hoodie-7-724x1024.jpg)
Những năm 1970: Áo hoodie bước vào văn hóa đại chúng
Năm 1976, áo hoodie chính thức bước vào văn hóa đại chúng nhờ bộ phim kinh điển "Rocky". Trong phim, nhân vật Rocky Balboa (do Sylvester Stallone thủ vai) đã mặc một chiếc hoodie xám trong cảnh tập luyện mang tính biểu tượng. Chiếc áo hoodie không chỉ thể hiện tinh thần kiên trì của Rocky mà còn trở thành biểu tượng của ý chí vươn lên và sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
![áo hoodie](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/ao-hoodie-6-1024x724.jpg)
Vào cuối thập niên 1970, Thành phố New York chứng kiến sự bùng nổ của văn hóa hip-hop. Các nghệ sĩ graffiti, vũ công breakdance và DJ đường phố thường mặc áo hoodie để giữ ấm và che giấu danh tính khi vẽ graffiti. Từ đó, hoodie bắt đầu gắn liền với hình ảnh phản văn hóa và sự nổi loạn.
Xem thêm: FASHION 101: Lịch sử áo len cổ lọ và cách phối item này như sao Hàn
Những năm 1980: Thời trang đường phố và văn hóa hip-hop
Thập niên 1980 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hip-hop và trượt ván. Xuất phát từ khu Bronx, hip-hop thể hiện sự phản kháng đối với hệ thống xã hội và áo hoodie với vẻ ngoài thô ráp, thực dụng đã trở thành một phần không thể thiếu trong phong cách của những nghệ sĩ như Run-DMC và Public Enemy.
![](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/ao-hoodie-8.jpg)
Cùng lúc đó, trượt ván cung bắt đầu mở rộng ra khỏi California, tiến đến những khu vực có thời tiết lạnh hơn. Những người trượt ván nhanh chóng chọn hoodie làm trang phục yêu thích vì nó vừa thoải mái, vừa bảo vệ họ khỏi gió lạnh khi chơi thể thao ngoài trời.
Những năm 1990: Từ đường phố đến sàn diễn thời trang
Bước vào những năm 90, áo hoodie không chỉ dừng lại ở văn hóa hip-hop mà còn xuất hiện trên các sàn diễn thời trang cao cấp. Những thương hiệu như Gucci và Versace bắt đầu tích hợp hoodie vào bộ sưu tập của họ. Đồng thời, Tommy Hilfiger cũng tạo nên cơn sốt với dòng hoodie đỏ, trắng, xanh trở thành biểu tượng thời trang hip-hop.
Cùng thời gian này, hoodie cũng bị gắn với những định kiến tiêu cực. Có thể kể đến như nhóm Wu-Tang Clan đã xuất hiện trên bìa album "Enter the Wu-Tang (36 Chambers)" năm 1993 với hoodie đen và mặt nạ trắng, khiến hoodie bị gắn với hình ảnh nguy hiểm và nổi loạn.
![áo hoodie](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/ao-hoodie-3-1024x724.jpg)
Xem thêm: FASHION 101: Mũ len Beanie (Beanie hat)
Những năm 2000: Sự thống trị của áo hoodie
Nhờ ảnh hưởng từ âm nhạc, phim ảnh và những người nổi tiếng, hoodie ngày càng trở nên phổ biến hơn. Từ Jay-Z với dòng Rocawear cho đến Paris Hilton với những chiếc hoodie nhung của Juicy Couture, áo hoodie đã trở thành một biểu tượng thời trang đại chúng.
![áo hoodie](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/ao-hoodie-9-663x1024.jpg)
Những năm 2010: Đồng phục không chính thức của giới công nghệ
Bước sang thập niên 2010, áo hoodie không chỉ là biểu tượng đường phố mà còn trở thành "đồng phục" trong giới công nghệ. Mark Zuckerberg, CEO của Faceboook, nổi tiếng với phong cách tối giản, chỉ mặc áo hoodie xám và áo phông hàng ngày. Điều này thể hiện sự khác biệt giữa văn hóa công nghệ và môi trường doanh nghiệp truyền thống với áo vest và cà vạt.
![](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/converted_1-7-835x1024.jpg)
Xem thêm: Lựa chọn màu sắc đậm nét: Áo hoodie đôi cho phong cách cá tính
Hoodie trở thành item yêu thích của các sao Hollywood
Áo hoodie ngày càng khẳng định vị thế của mình trong làng thời trang, trở thành item không thể thiếu trong tủ đồ của nhiều sao Hollywood, bất kể là nam hay nữ. Những tên tuổi đình đám như vợ chồng Justin và Hailey Bieber hay siêu mẫu Kendall Jenner thường xuyên xuất hiện với những bộ trang phục kết hợp cùng hoodie đầy phong cách. Dù là trên sân khấu, sân bay hay thời trang thường ngày, áo hoodie luôn được họ ưu ái lựa chọn để thể hiện cá tính, sự thoái mái nhưng vẫn không kém phần thời thượng.
![](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/ao-hoodie-11-819x1024.jpg)
![](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/ao-hoodie-10-876x1024.jpg)
![](https://www.acfc.com.vn/acfc_wp/wp-content/uploads/2025/02/Ao-hoodie-12-724x1024.jpg)
Xem thêm: Áo hoodie và phong cách streetwear: Bí quyết tạo đẳng cấp
Gợi ý mua sắm từ ACFC: