Hầu như trong tủ đồ của mọi cô gái đều có một kiểu đầm với kỹ thuật nhún/dún vải. Khi thì ở ngực, lúc ở hông, thậm chí có thể chạy dài dọc theo thân đầm... Chính yếu tố nhún vải này khiến kiểu đầm ruched trở thành kiểu đầm phổ biến nhất, có thể thích hợp với nhiều phong cách, từ lãng mạn, thơ mộng đến táo bạo, phá cách.
Xem thêm: “Bỏ túi” 5 xu hướng thời trang Thu Đông 2024
Kỹ thuật nhún vải (ruching) là gì?
Ruching là một kỹ thuật xử lý vải được sử dụng để tạo kết cấu trang phục bằng cách gấp và xếp nếp vải nhiều lần. Mục đích của nhún / dún / xếp nếp vải là để tăng yếu tố thị giác trên bề mặt thiết kế. Kỹ thuật này chưa bao giờ vắng mặt trong các mùa thời trang, đặc biệt trong những BST tập trung sáng tạo những trang phục bó sát, bắt mắt. Kỹ thuật này thường được ứng dụng trong 4 items thời trang sau: đồ bơi, đầm, nón, áo t-shirt.
Xem thêm: 7 items thời trang Pháp cổ điển không thể thiếu cho tủ đồ mùa Thu
Ứng dụng của kỹ thuật ruching trong thiết kế đầm
Không chỉ thịnh hành trong thế giới đầm dạ hội, ngày nay có rất nhiều thiết kế đầm ruched tối giản và mang tính ứng dụng cao được trình làng từ các thương hiệu thời trang danh tiếng đến nhỏ lẻ.
Nhún vải là kỹ thuật quen thuộc trong thiết kế thời trang. Chúng có thể được ứng dụng trên các bộ đầm/váy/áo với thiết kế bó sát hoặc rộng rãi. Kỹ thuật này không mới lạ nhưng sự sáng tạo từ mỗi nhà thiết kế sẽ khiến các mẫu trang phục nhún vải trở thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Tính phức tạp trong kỹ thuật nhún vải thể hiện trình độ thủ công của từng nhà mốt. Khi đạt đến mức độ cao, một bộ cánh thời trang có thể khiến người ta liên tưởng đến các công trình kiến trúc cầu kỳ và tráng lệ.
Cần phân biệt giữa kỹ thuật "ruching" và "shirring". Ruching tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ gợn sóng hoặc gấp nếp, phân bổ đều vải trên toàn bộ trang phục. Shirring là khi hai hoặc nhiều hàng vải được tập hợp lại và thắt lại với nhau bằng một sợi chun (kỹ thauajt này cũng khác với "smocking", vốn sử dụng mũi khâu thêu tay thay vì chun để tạo hiệu ứng tương tự). Ruching tạo ra vẻ ngoài trang phục bồng bềnh và đầy đặn trong khi trang phục ứng dụng shirring lại tạo nên silhouttes ôm sát và có tính co giãn hơn.
Xem thêm: FASHION 101: Đầm nơ nữ tính