Giày Loafer chiếm trọn tình cảm trong lòng các tín đồ thời trang vì sự tiện dụng và vẻ đẹp thanh lịch vượt thời gian. Với vẻ đẹp cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt, giày Loafer có thể dễ dàng phù hợp với các bản phối khác nhau từ chỉn chu nơi công sở đến phóng khoáng trên đường phố.
Với thiết kế tối giản, mang tính ứng dụng cao và linh hoạt trong đa dạng phong cách, giày Loafer trở thành item không thể thiếu trong tủ đồ đường phố của các ngôi sao nổi tiếng như Kendall Jenner hay Hailey Bieber. Giày Loafer vượt qua mọi xu hướng mới và trở thành món đồ kinh điển trong làng thời trang hiện đại.
1. Lịch sử giày Loafer
Từ Hoa Kỳ đến Na Uy
Những đôi giày Moccasin đầu tiên (tiền thân của giày Loafer) được tạo ra bởi bộ tộc Powhatan của người Mỹ. Đây là những đôi giày đơn giản, làm từ da thô, không có dây buộc và được goi là "Makasin".
Đầu thế kỷ 20, thủy thủ và nông dân Na Uy phát triển một loại giày làm việc bền chắc và tiện dụng, được nhiều người ưa chuộng. Từ những du khách đến Na Uy để khám phá vùng vịnh, câu cá hồi, đến những thủy thủ gặp nhau tại các cảng trên thế giới, tất cả đều bị thu hút bởi những đôi giày này.
Nils Gregoriusson Tveranger, một thanh niên học nghề đóng giày ở Boston, đã mở xưởng giày tại thị trấn Aurland, Na Uy. Năm 1926, ông phát triển mẫu giày mới dựa trên Moccasin thêm chi tiết lưỡi giày dọc ở mũi và đặt tên là "Aurland Moccasin". Một số đôi giày này được xuất khẩu sang châu Âu và Bắc Mỹ, nhanh chóng gây tiếng vang trong giới thời trang, đặc biệt là các nhà văn và những người yêu thích phong cách thanh lịch lúc bấy giờ.
Penny Loafer đến Châu Âu và Bắc Mỹ
Cùng lúc đó, một số mẫu giày Mocassin Aurland được mang đến Châu Âu và Bắc Mỹ. Một số nhà sản xuất ở New Hampshire đã tạo ra phiên bảng riêng và đặt tên là "giày lười" vì tính tiện dụng khi mang vào và tháo ra. Đến thập niên 1930, một xưởng giày ở Maine bắt đầu sản xuất giày lười trên quy mô lớn và đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Giày lười nhanh chóng trở thành biểu tượng phong cách tại Hoa Kỳ, phổ biến từ các ngôi sao điện ảnh như Cary Grant và Katharie Hepburn đến những người đam mê thời trang.
Nam diễn viên người Hungary Paul Lukas, người đã giành giải Oska năm 1943, yêu thích chi tiết tua rua trên đôi giày Oxford của mình và đã yêu câu thợ đóng giày Mỹ tạo ra mẫu giày lười có tua rua đặc trưng. Năm 1949, "Tassel Loafer'' ra đời, trở thành một thành công lớn trên thị trường.
Xem thêm: Cẩm nang: “Chân váy thế nào, phối giày thế ấy”
Giày Loafer những năm 50 và 60
Đầu những năm 1950, sinh viên đại học Mỹ đón nhận giày lười Penny như một phần của phong cách "Ivy League", ảnh hưởng đến văn hóa thanh thiếu niên trong suốt thập niên 50 và 60. Họ thường không đi tất, hoặc thậm chỉ chỉ mang giày lười để nhanh chóng đến lớp. Giày lười "Penny'' có khe nhỏ trên mu giày, nơi người ta hay nhét đồng xu vào. Dù không ai biết chính xác lý do xu hướng này bắt đầu, giày Penny đã trở thành biểu tượng của thế hệ trẻ.
Trong khi đó, giày lười tua rua ở London lai mang sắc thái trưởng thành hơn, phổ biến trong giới luật sư và học giả những năm 1950, tạo nên một dấu ấn thời trang đẳng cấp. Nhà mốt Gucci cũng bước vào thị trường với thiết kế giày lười của mình, góp phần nâng tầm giày lười từ kiểu dáng bình dân thành biểu tượng đặc quyền và sang trọng.
Giày Loafer hiện đại
Ngày nay, nhờ sự thoải mái và tiện lợi, giày Loafer trở thành món đồ không thể thiếu trong tủ đồ của các ngôi sao hay các fashionista nổi tiếng như Kendal Jenner hay Hailey Beiber. Với thiết kế đơn giản và tinh tế, giày Loafer giúp người mang dễ dàng di chuyển suốt cả ngày nhưng vẫn giữ được sự thời thượng. Không chỉ vậy, giày Loafer còn là item giúp tạo nên các bản phối đa dạng từ phong cách thanh lịch công sở đến năng động và phóng khoáng của đường phố.
Xem thêm: Phong cách thời trang Thu Đông: Bí quyết phối đầm cùng giày bốt
Cách mix & match cùng giày Loafer
Phong cách Preppy
Phong cách "preppy", lấy cảm hứng từ thời trang học đường Mỹ những năm giữa thế kỷ 20, đang trở lại mạnh mẽ trong làng thời trang hiện nay. Với sự pha trộn hài hòa giữa sự trẻ trung, năng động và chút cổ điển thanh lịch mang đến vẻ ngoài chỉn chu nhưng không quá cầu kỳ.
Giày Loafer là item không thể thiếu để hoàn thiện phong cách "preppy". Bạn có thể phối một đôi giày Loafer với áo len màu trung tính hoặc áo University sweater có họa tiết cổ điển như họa tiết argyle hay kẻ sọc.
Để tăng tính cổ điển và sang trọng, bạn có diện thêm một chiếc trench coat màu be hoặc nâu nhạt để giữ ấm cho những ngày trời se lạnh.
Xem thêm: 7 items thời trang Pháp cổ điển không thể thiếu cho tủ đồ mùa Thu
Phong cách Parisian chic
Nhắc đến giày Loafer và sự thanh lịch, không thể nào không liên tưởng đến phong cách Parisian Chic. Phong cách Parisian Chic nổi bật với những item cổ điển, nhã nhặn và giày Loafer chính là điểm nhấn hoàn hảo giúp tạo nên vẻ ngoài thanh lịch, thời thượng của phong cách này.
Để có được nét Parisian cổ điển, bạn có thể sử dụng những đôi giày Loafer có gam màu trung tính như đen hay nâu phối cùng quần dài hoặc chân váy midi cùng với chiếc áo len mềm mại. Khi thời tiết se lạnh, hãy layer bên ngoài một chiếc áo trench coat hoặc áo khoác da để tạo nên vẻ thời thượng hơn.
Nếu muốn tạo vẻ ngoài năng động, trẻ trung hơn, hãy thử phối giày Loafer với quần short hoặc chân váy ngắn. Kết hợp cùng áo thun trơn, áo sơ mi đơn giản cũng có thể tạo thành vẻ ngoài chỉn chu cho những cô nàng công sở.
Xem thêm: Học cách phối đồ mùa Thu từ cựu Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Jackie Kennedy
Gợi ý mua sắm từ ACFC: