Khi mùa mua sắm cuối năm sắp đến thì chúng ta lại đau đầu vì phải lên ngân sách mua sắm quần áo cho nhiều dịp cuối năm như giáng sinh, Year End Party hay Tết 2025. Giữa hằng hà sa số những chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ các thương hiệu thời trang nổi tiếng khiến bạn không thể cưỡng lại được sức hút khi mua hàng. Và bạn sẽ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng rút ví, cà thẻ để mua hàng vì sợ bỏ lỡ những cơ hội hấp dẫn. Tuy nhiên đó chưa hẳn là một cách mua hàng tối ưu, vì thực tế bạn mua hàng vì bạn thấy hàng giảm giá chứ chưa thực sự đánh giá đúng nhu cầu mua hàng của bạn.

Trong bài viết này, ACFC sẽ hướng dẫn cho bạn cách lập ngân sách mua quần áo hiệu quả để bạn luôn thoải mái mua sắm mà vẫn không bị thâm hụt ngân sách.

1. Xác định rõ nhu cầu và mục tiêu mua sắm của mình

Tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất trong việc lập ngân sách mua sắm đó chính là xác định rõ nhu cầu và mục tiêu mua sắm của mình.

Khi nghĩ đến chuyện mua quần áo mới, động cơ của bạn xuất phát từ đâu:

  • Tủ đồ hiện tại đã cũ, những bộ quần áo đã lỗi thời và cần mua mới?
  • Cơ thể bạn mập ra hoặc ốm hơn, bạn cần mua quần áo mới để phù hợp với kích cỡ hiện tại của mình?
  • Bạn sắp sửa nhận công việc mới, hay tham gia vào những sự kiện của công ty, tổ chức và cần xuất hiện với hình ảnh chỉn chu hơn?
  • Bạn thấy các nhãn hiệu đang có chương trình sale hấp dẫn, đây là cơ hội mua quần áo đẹp với giá hời nên bạn không muốn bỏ lỡ.

Những nguyên nhân trên chỉ là một phần trong rất nhiều những động cơ khiến bạn quyết định mua sắm quần áo mới. Đôi khi chỉ đơn giản là bạn mua sắm quần áo để giải tỏa stress sau những căng thẳng trong công việc.

Việc xác định rõ nhu cầu và mục tiêu mua sắm rất quan trọng. Bạn nên đặt ra sự ưu tiên cho mình trong việc mua sắm, vì điều đó sẽ quyết định mức ngân sách mà bạn dự định sẽ đầu tư và.

Lấy ví dụ bạn sắp sửa nhận một công việc mới ở một công ty lớn với cấp bậc quản lý chuyên nghiệp, nhưng tủ đồ đi làm hiện tại của bạn đang khá hạn chế. Vậy thì chắc chắn bạn phải dành thời gian và ngân sách để đầu tư các bộ quần áo đi làm mới, không chỉ là đầu tư về số lượng mà còn đầu tư về chất lượng quần áo.

2. Phân bổ ngân sách mua sắm quần áo hợp lý

Quần áo là một phần trong cuộc sống, vì thế việc phân bổ ngân sách mua sắm quần áo cần được duy trì một cách đều đặn. Dưới đây là một số nguyên tắc để phân bổ:

Không dồn ngân sách mua một lần trong năm

Ngân sách mua quần áo nên được phân bổ một cách đều đặn theo tháng, quý hoặc theo mùa. Vì việc dồn hết ngân sách mua một lần sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của bạn trong một năm.

Bên cạnh đó thời trang luôn thay đổi theo mùa, hoặc là theo thị hiếu hoặc đôi khi trong năm có sự kiện gì khiến cho nhu cầu mua sắm của bạn thay đổi. Vì thế thay vì dồn hết tiền mua một lần, bạn nên trích lập ngân sách theo từng tháng hoặc từng quý, đến thời điểm bạn có nhu cầu mua quần áo mới thì cũng đã có ngân sách để mua.

Chia ngân sách theo từng danh mục

Đầu tiên bạn cần rà soát lại toàn bộ danh mục trong tủ quần áo của mình. Nếu bạn biết cách xây dựng tủ đồ con nhộng thì bạn sẽ phát hiện được rất nhanh những kiểu đồ nào đang thiếu trong tủ quần áo của mình.

Nguyên tắc chia ngân sách đó là hãy phân bổ ngay cho những mặt hàng mà mình còn thiếu trong tủ quần áo. Sau đó trải đều ngân sách cho các danh mục như đồ cơ bản, phụ kiện, đồ đặc biệt. Ngoài ra, cần cân nhắc dành một phần ngân sách để đầu tư vào các món hàng chất lượng cao, ưu tiên mua quần áo hàng hiệu chính hãng vì chúng không chỉ bền bỉ mà còn mang lại giá trị lâu dài, giúp tiết kiệm chi phí thay thế trong tương lai.

3. Lựa chọn chiến lược mua sắm thông minh

Để đảm bảo cho việc mua sắm luôn tiết kiệm và hiệu quả thì bạn cần đặt ra cho mình những chiến lược mua sắm thông minh. Cụ thể như là:

  • Lên danh sách trước khi mua sắm để tránh mua hàng không cần thiết.
  • Săn các chương trình giảm giá hoặc ưu đãi để tiết kiệm chi phí.
  • Tận dụng mua sắm online để săn được hàng giá tốt

Hay xem mua sắm như một công việc dài hạn, cần phải lên kế hoạch và cân đối ngân sách một cách cụ thể hơn. Từ đó bạn sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng mua hàng mà không phải lo thâm hụt về ngân sách nữa.

4. Theo dõi và điều chỉnh ngân sách

Đừng quên theo dõi và điều chỉnh ngân sách phù hợp, vì không phải lúc nào công việc mua sắm cũng diễn ra đúng như bạn tính toán trong kế hoạch. Điều quan trọng đó là bạn luôn ở trong tâm thế điều chỉnh lại ngân sách nếu có phát sinh những nhu cầu ngoài kế hoạch.

Bạn nên thực hiện việc ghi chép chi tiêu, nhất là khi ai cũng có smartphone, bạn hoàn toàn có thể tải các app theo dõi chi tiêu để biết được mình đã dành bao nhiêu ngân sách chi tiêu cho quần áo. Thậm chí những ví điện tử phổ biến như Momo cũng có chức năng ghi chép chi tiêu, giúp bạn trở thành một người tiêu dùng thông minh, không chỉ trong việc mua sắm quần áo mà còn là những lĩnh vực khác.

Một số các phương pháp lập ngân sách chi tiêu được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu

Phương pháp Zero- Based

Đay là phương pháp lập ngân sách từ con số 0. Nói một cách đơn giản, mọi khoản tiền trong thu nhập của bạn đều được phân loại một cách rõ ràng, và sau khi phân bổ hết thì số dư còn lại về 0.

Và một chu kỳ phân bổ ngân sách của bạn đều bắt đầu với con số 0 như vậy. Điều này giúp bạn kiểm soát một cách hoàn toàn chi tiêu của mình, mọi khoản tiền đều được phân bổ chi tiêu một cách hợp lý, hiệu quả và triệt để.

Phương pháp 50/30/20

Nếu phương pháp Zero-Based khiến cho bạn khó hiểu thì phương pháp 50/30/20 này sẽ khiến cho bạn dễ hiểu hơn. Giải thích cụ thể đó là bạn sẽ chi tổng thu nhập của mình ra ba phần chính:

  • 50% cho nhu cầu thiết yếu: Bao gồm chi phí bắt buộc như tiền nhà, thực phẩm, điện nước, đi lại, và các dịch vụ cơ bản.
  • 30% cho mong muốn cá nhân: Dành cho các hoạt động giải trí, mua sắm, du lịch, hoặc sở thích cá nhân.
  • 20% để tiết kiệm và đầu tư: Tập trung vào tiết kiệm khẩn cấp, đầu tư dài hạn hoặc trả nợ (nếu có).

Phương pháp phong bì

Đây là một trong những phương pháp lên ngân sách một cách truyền thống.

Cụ thể bạn chia thu nhập của mình ra thành từng phong bì khác nhau (phong bì ở đây có thể hiểu ẩn dụng là khoản phân bổ khác nhau). Sau đó hãy giới hạn chi tiêu của mình không được vượt quá số tiền trong phong bì.