Tết Nguyên Đán hay Tết âm lịch là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Trung Quốc hay người Việt Nam. Đây không chỉ là thời điểm để sum họp gia đình mà còn là dịp thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong Tết cổ truyền này, người Hoa duy trì những phong tục như dọn nhà đón Tết, trang trí sắc đỏ may mắn và quây quần bên mâm cơm đoàn viên.
Phong tục Tết của người Hoa không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên, tri ân những điều tốt lành trong năm cũ mà còn mang ý nghĩa chào đón một năm mới đầy hy vọng và may mắn. Qua nhiều thế hệ, cộng đồng người Hoa vẫn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, góp phần làm nên bản sắc Tết cổ truyền của người Hoa trong dịp Tết Nguyên Đán.
Mời bạn cùng ACFC tìm hiểu về nguồn gốc và những phong tục ngày Tết của người Hoa nhé!
Xem thêm: Bí quyết mua sắm Tết 2025 tiết kiệm, thông minh
Nguồn gốc của ngày Tết
Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là "Quá Niên", là lễ hội truyền thống lớn nhất không chỉ của người Trung Hoa mà còn của nhiều quốc gia Á Đông. Từ thời viễn cổ ở Trung Quốc, chữ "niên" (năm) mang ý nghĩa một mùa vụ bội thu, được khắc họa trong chứ giáp cốt với hình ảnh lúa trĩu hạt, tượng trưng cho một mùa sản xuất ngũ cốc bội thu.
Phong tục ngày Tết của người Hoa
Dọn nhà đón Tết
Khoảng nửa tháng trước Tết, các gia đình người Hoa bắt đầu mua sắm thực phẩm, quần áo và vật dụng mới. Từ ngày 23 tháng Chạp, mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để chuẩn bị đón Tết.
Người Hoa quan niệm rằng, vào tháng cuối năm, các vị thần và ma quỷ sẽ rời đi, nên việc dọn dẹp giúp làm mới không gian sống và xua tan đi những điều không may mắn. Từng góc nhà, từ tủ đến ngăn kéo, đều được lau chùi kỹ lưỡng đến đón năm mới với sự gọn gàng và sạch sẽ.
Trang trí nhà cửa
Một câu chuyện dân gian kể rằng, ngày xưa có một quái thú tên là "Niên" sống dưới biển sâu, hung dữ và thường xuyên xuất hiện vào đem giao thừa để phá hoại. Một ông lão đã dạy người dân rằng "Niên" rất sợ tiếng pháo, ánh sáng và màu đỏ, kể từ đó, người dân mỗi năm vào đem giao thừa đều đốt pháo, dán câu đối đỏ và thắp đèn sáng để xua đuổi "Niên", đồng thời chào đón năm mới. Những phong tục này đã trở thành truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán.
Sau khi dọn dẹp, người Hoa bắt đầu trang trí nhà cửa. Câu đối đỏ là vật trang trí không thể thiếu, với ý nghĩa mang đến may mắn, tài lộc và hạnh phúc. Phong tục này bắt nguồn từ thời nhà Tống và vẫn được duy trì đến ngày nay. Ngoài ra, các gia đình còn treo đèn lồng đỏ, cắt giấy đỏ thủ công, dán chữ "Phúc" ngược, chữ "ngược" trong tiếng Hoa đọc là "đáo", nghĩa là Xuân đến, Phúc đến.
Tùy theo năm con giáp, hình ảnh con giáp tương ứng sẽ được sử dụng để trang trí khắp nơi, tạo không khí Tết vui tươi và rộn ràng.
Xem thêm: Mách bạn cách xây dựng tủ đồ tối giản cho ngày Tết
Mua sắm đồ mới
Những bộ trang phục mới thường được lựa chọn kỹ càng với màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng là những gam màu tượng trưng cho sự phát tài, hạnh phúc. Những màu sắc này không chỉ đẹp cho người mặc mà còn chúng được tin rằng sẽ xua đi những điều không may của năm cũ, đón chào những điều tốt lành.
Không chỉ sắm những bộ quần áo mới, người Hoa còn chu đáo thay mới các vật dụng trong nhà như ga trải giường, khăn để bàn và rèm cửa để trang hoàng cho không gian sống. Đây là một cách thể hiện mong ước bình an, may mắn và thịnh vượng, đồng thời tạo ra không khí ấm cúng, tươi mới, chuẩn bị cho một năm mới đầy hy vọng và niềm vui.
Xem thêm: Điểm danh những mẫu chân váy đẹp mặc Tết 2024 mới nhất
Những hoạt động đón năm mới của người Hoa
Những ngày trước Tết
Tháng Chạp là thời gian bận rộn nhưng cũng đầy ý nghĩa với các gia đình người Hoa. Họ chọn ngày tốt để quét dọn nhà cửa và làm lễ tạ thần. Lễ này nhằm cảm tạ Trời, Phật và ông bà tổ tiên đã bảo vệ gia đình trong suốt năm qua. Sau khi cúng, đồ cúng được chia cho họ hàng, người thân như một cách gửi gắm tình cảm gắn bó.
Ngày 24 tháng Chạp, người Hoa tiễn ông Táo về trời, khác với phong tục cúng Táo Quân ngày 23 của người Việt. Lễ vật thường gồm các món ngọt như thèo lèo và quýt - loại trái cây mang ý nghĩa may mắn vì từ "quýt" trong tiếng Hoa đồng âm với "cát" (cát tường = may mắn).
Ngày 30 Tết và bữa cơm đoàn viên
Chiều 30 Tết, trẻ em được tắm rửa sạch sẽ, thay bộ quần áo mới màu đỏ - biểu tượng may mắn theo quan niệm của người Hoa - rồi đi chúc tết ông bà, cha mẹ và nhận tiền lì xì.
Bữa cơm Tết Đoàn viên diễn ra vào tối 30 Tết là thời khắc rất quan trọng với mỗi thành viên trong gia đình. Bất kể ai làm việc ở đâu cách quê hương bao xa cũng cố trở về đoàn tụ cùng gia đình trong ngày họp mặt lớn nhất năm. Trong mâm cơm đoàn viên, các món ăn mang ý nghĩa đặc biệt như cá (tượng trưng cho sự dư dả), mì trường thọ (mong ước sống lâu khỏe mạnh), bán sủi cảo (biểu tượng của sự sum vầy cùng nhiều món săn truyền thống khác không thể thiếu. Đây không chỉ là dịp thưởng thức món ăn ngon mà còn là khoảnh khắc thiêng liêng, sum họp của mỗi gia đình.
Mùng 1 Tết
Ngày Mùng Một Tết được xem là thời điểm linh thiêng để cúng bái, mời thần linh và tổ tiên về ăn Tết. Theo truyền thống, nhiều người Hoa kiêng ăn thịt với quan niệm rằng điều này sẽ mang lại sự trường thọ và hạnh phúc.
Buổi sáng ngày Mùng Một, cả gia đình tụ họp đông đủ để đón năm mới. Các vị cao niên trong nhà sẽ phát phong bao lì xì như một lời chúc tốt lành cho con cháu và khách đến chúc Tết gia đình.
Mùng 2 Tết
Ngày Mùng Hai Tết, các con rể đến thăm và mừng tuổi nhạc phụ (cha vợ), nhạc mẫu (mẹ vợ). Câu nói phổ biến nhất mà mọi người trong gia đình chúc Tết nhau và chúc Tết khách đến chơi trong dịp Nguyên đán là "Cung hỷ phát tài" và chủ nhà thường đãi khách bằng tiệc trà.
Một trong những hoạt động quan trọng trong ngày Mùng 2 Tết chính là phong tục "Khai niên", vào buổi sáng sớm của ngày ngày, nữ chủ nhân trong gia đình sẽ bắt tay chuẩn bị bữa cơm mở đầu năm mới với nhiều món ăn tượng trưng cho may mắn và phúc lộc như gà, cá, bánh củ cải, rau xà lách,...
Mùng 3 Tết
Tương truyền mùng 3 Tết là ngày "Xích Khẩu" (ngày dễ xảy ra tranh cãi). Vì vậy, người Hoa thường tránh đi thăm hỏi bạn bè và tập trung ở nhà để cúng tổ tiên. Theo tương truyền, đây cũng là ngày chuột cử hành hôn lễ nên mọi người thường sẽ đi ngủ sớm để tránh làm phiền loài vật này. Và cũng có tục lệ rải thóc, bánh, muối ở các góc tường để mời chuột ăn, mang ý nghĩa cầu mong mùa màng bội thu.
Tuy nhiên, đây chỉ là phong tục mang màu sắc mê tính của người xưa, nên ngày nay mọi người đã không còn chú trọng những điều này nữa mà mùng 3 Tết vẫn là ngày đẹp trời để du Xuân, thăm viếng bạn bè.
Mùng 4 Tết
Mùng 4 Tết là ngày đón tiếp các vị thần về trần gian. Theo truyền thuyết, từ ngày 24 tháng Chạp, các thần linh về thiên đình chầu Ngọc Hoàng và đến Mùng Bốn Tết mới quay lại nhân gian. Vì thế, người Hoa thường chuẩn bị hương hoa, bánh trái để nghênh đón thần linh, cầu mong sự bảo hộ và may mắn trong năm mới.
Kết
Các ngày Tết của người Hoa không chỉ là dịp đoàn tụ gia đình mà còn là cơ hội thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa con người với thần linh, tổ tiên và thiên nhiên. Những phong tục mang đậm ý nghĩa văn hóa và tâm linh không chỉ giúp giữ gìn bản sắc truyền thống mà còn truyền tải những thông điệp tốt đẹp về sự hòa hợp, phúc lộc và hy vọng.