Ở bài viết về câu chuyện về denim và jeans, bạn đọc đã cùng ACFC trải qua một lịch sử lâu đời của item thời trang kinh điển này. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc rằng những chiếc quần jeans mà chúng ta vẫn thường hay mặc được làm ra như thế nào? Đó cũng là một chủ đề cực kỳ hấp dẫn.
Quy trình tạo nên một chiếc quần jeans là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự tinh tế trong từng chi tiết và kỹ thuật. Trong bài viết này, hãy cùng ACFC vào các công đoạn nhuộm màu, giặt giũ và xử lý hậu kỳ để cho xuất xưởng những chiếc quần jeans ấn tượng, từ những thương hiệu đồ jeans đình đám hàng đầu thế giới như Levi’s bạn nhé.
Quy trình sản xuất quần jeans
Nhìn chung, quy trình sản xuất quần jeans được chia làm ba giai đoạn: Nhuộm màu, Giặt giữa và xử lý hậu kỳ.
Giai đoạn 1: Nhuộm màu
Trong denim nguyên bản, sợi dọc được tô điểm bằng sắc xanh chàm, trong khi sợi ngang vẫn giữ nguyên nét mộc mạc tự nhiên.
Màu chàm, được chiết xuất từ cây Indigofera, mang đến sắc xanh đẹp mắt cho những chiếc quần jeans nguyên bản. Điều đặc biệt của loại thuốc nhuộm này là nó không thấm sâu vào sợi vải mà chỉ tạo một lớp phủ lên chúng. Khi sợi chỉ được nhúng vào bể nhuộm màu chàm, màu sắc sẽ bao bọc lấy sợi chỉ, để lại phần lõi với sắc màu gần như nguyên bản. Qua thời gian, sự mài mòn do mặc và giặt sẽ làm phai nhạt màu nhuộm, tạo nên những vết bạc đặc trưng trên quần jeans.
Quá trình nhuộm chàm được lặp lại nhiều lần cho đến khi chiếc quần jeans đạt được màu xanh đậm, có chiều sâu và đầy mê hoặc.
Ngày nay, các chuyên gia về denim đã đánh giá rằng hầu hết màu chàm đều là chàm tổng hợp. Dù vậy, vẫn có những thương hiệu trung thành với sắc chàm với nguồn gốc tự nhiên, nhưng tất nhiên, giá thành của chúng cũng sẽ cao hơn.
Từ những tấm vải denim đã nhuộm màu, những chiếc quần jeans độc đáo mới được hình thành.
Hình ảnh minh họa quá trình sản xuất denim. Ảnh: HNST via Nightingale PR.
Những chiếc quần jeans trong khâu sản xuất. Ảnh: HNST via Nightingale PR.
Giai đoạn 2: Raw denim (Denim nguyên bản) và Custom denim
Một chiếc quần jeans màu xanh thẫm, đậm được gọi là raw denim, hay còn được biết đến là denim thô chưa qua bước giặt. Những thuật ngữ thương mại khác là "dry goods" hoặc "virgin". Một chiếc quần jeans chưa giặt còn được gọi là denim nguyên bản. "Với người không chuyên về denim, bạn có thể nhận biết quần jeans chưa qua bước wash bởi màu rất đậm và thường hơi cứng," các chuyên gia về denim đều giải thích.
Hầu hết vẻ ngoài của quần jeans sẽ thay đổi sau đó. Thuật ngữ "customisation" dùng để chỉ việc người dùng tự điều chỉnh quần jeans của mình bằng các phương pháp như tẩy trắng, dùng kéo cắt hoặc chà nhám, hoặc cá nhân hóa chúng hơn bằng cách trang trí theo sở thích hoặc thiết kế.
Việc trang trí và/hoặc 'làm cũ' được thực hiện tại nhà máy của các thương hiệu quần jeans thông qua các phương pháp xử lý bổ sung, thường liên quan đến nước và/hoặc hóa chất.
Raw denim là một lựa chọn bền vững hơn mà bạn có thể cân nhắc với vai trò người tiêu dùng hoặc tư vấn viên về jeans! Thực tế, raw denim tiêu tốn ít nước hơn so với jeans đã qua các bước giặt. Điều đó có nghĩa là lần cuối cùng sợi bông gặp nước là khi được nhuộm.
Máy móc và công nghệ được sử dụng trong quá trình giặt denim. Nguồn: HNST/Nightingale PR.
Giai đoạn 3: Giặt và xử lý
Giặt và xử lý là tất cả những gì được thực hiện trên vải denim để thay đổi diện mạo và cảm giác khi mặc nó. Quá trình này thường liên quan mật thiết tới nước và/hoặc hóa chất.
Giặt (Washing)
Quần jeans sẽ được chuyển đến xưởng giặt chuyên dụng, nơi màu xanh chàm của sợi vải sẽ bị rửa trôi một phần. Giặt càng kỹ, màu sắc càng nhạt và giá thành (sản xuất) của những chiếc quần jeans này càng cao. Phương pháp giặt tạo ra các hiệu ứng hoặc dấu vết mài mòn khác nhau. Các phương pháp giặt này khác nhau tùy theo thương hiệu và ảnh hưởng đến giá cả.
Xử lý
Stone-wash là phương pháp xử lý lâu đời nhất để mang lại cho quần jeans vẻ ngoài "đã qua sử dụng". Tuy nhiên, kỹ thuật sử dụng đá này không bền vững, do đó, một số xưởng giặt đã thay thế bằng "eco-stones" - sử dụng nhựa hoặc đá nhựa có bề mặt nhám. Một phương pháp thay thế khác có thể kể đến enzyme wash, chính là sử dụng enzyme để giặt. Phương pháp này cũng được gọi là "stone-wash hóa học".
Ngoài ra còn có các phương pháp hoàn thiện khác. Quần jeans có thể được tẩy bằng nước tẩy hoặc ozone, một kỹ thuật trong đó quần jeans được tẩy trắng bằng khí. Một phương pháp khác là chà hoặc đánh bóng bằng giấy nhám để tạo ra các vết mài mòn theo ý thích và/hoặc vẻ ngoài "cũ kỹ". "Một quy trình khác là làm hư hại, hoặc tạo các vết rách bằng máy mài," Mirjam Choufoer, chuyên gia về Jeans của TMO/Detex chia sẻ. "Và còn có cả resin, được sử dụng để tạo nếp gấp hoặc nếp nhăn trên quần jeans."
Chiếc quần jeans đã qua bước stone-wash của Levi's. Ảnh bên phải cho thấy một chiếc quần jeans cùng chi tiết rách độc đáo. Nguồn: Levi's Buy Better, Wear Longer FW2022/Finally Comunicaciones PR.
Giải mã khái niệm Denim: Wash và Finish
Cuối cùng, việc biết phân biệt giữa ‘wash’ và ‘finish’ là điều cần thiết nếu bạn yêu thích denim.
"Khi nói về ‘wash’, chúng ta đang đề cập đến tất cả các quy trình 'ướt', tức là những phương pháp sử dụng nước.
Còn ‘Finished’ (hoàn thiện), hay xử lý hậu kỳ, là khái niệm bao trùm toàn bộ các bước tạo hình cho quần jeans, từ kỹ thuật ướt đến khô. Nó cũng bao gồm những bước hoàn thiện cuối cùng, chẳng hạn như việc thêm chất làm mềm để tăng độ mềm mại cho quần jeans.
Xu hướng denim bền vững đang lên ngôi
Sustainable Fashion (hay còn gọi là Thời trang bền vững) đang là thuật ngữ phổ biến và đang trở thành xu hướng mới trong thời gian gần đây, khi các thương hiệu thời trang lớn toàn cầu đang dần chuyển dịch. Nói một cách đơn giản, các thương hiệu đang xanh hóa quy trình sản xuất các sản phẩm thời trang của mình, bằng cách tận dụng những công nghệ xanh và giản lược quá trình xử lý vải để giảm bớt lượng nước thải ra môi trường.
Thương hiệu thời trang Mango đã sử dụng sợi cotton tái sinh để đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường. Cùng với công nghệ xử lý tiên tiến áp dụng cho dòng BST Denim mới ra mắt vào năm 2023. Và lần đầu tiên, bộ sưu tập denim mới của Mango được thiết kế và sản xuất hoàn toàn từ 100% các nguyên liệu bền vững, đánh dấu một chặng đường nghiên cứu tâm huyết của thương hiệu này.
(Lược dịch: Fashion United)